LỜI KHUYÊN VỚI NGƯỜI NHIỄM COVID 19 TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Đối với người những người có sức khỏe sẵn khi mắc bệnh khả năng chăm sóc đã bị hạn chế đi rất nhiều. Nếu người thân bạn có người là người cao tuổi, người mắc bệnh tâm thần, người khuyết tật hay chính trẻ nhỏ trong gia đình bạn thì khả năng tự chăm sóc bản thân trong điều kiện bình thường đã khó khăn. Vậy khi người nhiễm Covid 19 là họ thì bạn và chính chính bệnh nhân sẽ phải làm như thế nào?

1. Người nhiễm Covid 19 là người khuyết tật
Người khuyết tật nhiễm COVID-19, ngoài việc cần chăm sóc như mọi người khác, thì cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt, nhất là với người có khó khăn trong tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày…

– Hãy mạnh mẽ và tự tin vào bản thân, chúng ta sẽ vượt qua đại dịch khi có kiến thức về phòng chống dịch COVID-19 và cách ly y tế, điều trị tại nhà.

– Một số người khuyết tật nặng cần có người trợ giúp chăm sóc.

– Người khuyết tật có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 với mức độ nặng cao hơn, vì vậy, người chăm sóc thường sẵn sàng các tình huống phải liên lạc với nhân viên y tế; theo dõi sát dấu hiệu của người nhiễm và cần chuyển cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế điều trị COVID-19 trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.

– Kết hợp các hoạt động luyện tập phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần để giúp bù đắp cho việc hạn chế các hoạt động bên ngoài và tình trạng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thất vọng.

– Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ trợ giúp người khuyết tật trước và sau khi sử dụng.

– Các thông tin phòng chống COVID-19 và cách ly y tế phù hợp với người khuyết tật do Bộ Y tế ban hành có sẵn trên youtube và website: http://kcb.vn

2. Người nhiễm Covid 19 là người cao tuổi
Người cao tuổi có nguy cơ mắc tình trạng nghiêm trọng khi mắc COVID-19 cao hơn các lứa tuổi khác. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh mức độ nặng càng cao.

Người cao tuổi và người chăm sóc cần biết, theo dõi để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng và cần chuyển cấp cứu kịp thời tại bệnh viện trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.

– Thực hiện nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

– Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng (1.700-1.900 Kcal/ngày), cân đối, lành mạnh, nhiều rau xanh. Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

– Cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý và sử dụng thuốc đang điều trị bệnh sẵn có theo chỉ định của bác sĩ điều trị (không bỏ thuốc).

– Tăng cường luyện tập tại phòng cách ly, trên giường tuy theo điều kiện bằng các bài tập phục hồi chức năng, xoa bóp, hỗ trợ tập luyện để nâng cao sức khỏe.

3. Người nhiễm Covid 19 là trẻ em
Cha mẹ hãy bình tĩnh nếu con mình nhiễm COVID-19 và tự tin vào khả năng chăm sóc trẻ khi trẻ nhiễm.

Để ý xem trẻ có thay đổi hành vi hay không, đặc biệt là:

– Khóc hoặc cáu quá mức ở trẻ nhỏ.

– Lo lắng hoặc buồn thái quá.

– Thói quen ăn uống hoặc ngủ không lành mạnh.

– Dễ cáu và hành vi “cư xử không đúng đắn” ở thanh thiếu niên.

– Kết quả học tập kém hoặc trốn tránh tham gia học trực tuyến.

– Khó chú ý và tập trung.

– Bỏ tham gia các hoạt động trẻ từng thích trước đây.

– Nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân.

– Uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác (đối với trẻ lớn).

Những việc cần làm để hỗ trợ, chăm sóc con bị nhiễm COVID-19:

– Tâm sự, trấn an con về dịch COVID-19.

– Giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch COVID-19. Trẻ có thể hiểu sai thông tin và có thể hoảng sợ.

– Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về COVID-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi.

– Cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học. Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.

– Hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải.

– Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ…

4. Người nhiễm Covid 19 là người tâm thần
Nếu người bệnh tâm thần nhiễm COVID-19 được chăm sóc tại nhà, ngoài việc thực hiện các khuyến cáo về chăm sóc kể trên, người bệnh tâm thần và người chăm sóc cần thực hiện tốt các việc sau:

– Chuẩn bị chi tiết mọi thứ cần thiết khi phải cách ly, đặc biệt phải chuẩn bị thuốc điều trị bệnh tâm thần dùng trong 1-3 tháng điều trị.

– Không tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc đang điều trị. Nếu lịch tái khám định ky bị hoãn do bệnh dịch, nên tư vấn từ xa với nhân viên y tế theo đúng hẹn.

– Tập luyện các bài tập thể chất, phục hồi chức năng đơn giản hàng ngày.

– Giữ thói quen và lịch trình thường làm hàng ngày càng nhiều càng tốt hoặc tạo ra thói quen mới trong một môi trường mới như: tập thể dục, vệ sinh sạch sẽ…

– Tăng cường kết nối với người thân (qua điện thoại, e-mail, phương tiện truyền thông xã hội hoặc các cuộc gọi video).

– Đối với người bệnh nghiện các chất dạng thuốc phiện đang điều trị thay thế bằng methadone hoặc buprenophine hãy thông báo cho cơ sở đang điều trị để có kế hoạch cấp thuốc phù hợp.

– Người chăm sóc, người nhà cần theo dõi, phát hiện sớm các tình trạng cấp cứu như: kích động, { tưởng hoặc hành vi tự sát, từ chối ăn uống, trạng thái cai, sảng, ngộ độc thuốc. Liên lạc với nhân viên y tế để được hướng dẫn hỗ trợ, xử trí cấp cứu.

5. Người nhiễm Covid 19 có bệnh nền, có thai
Tất cả người nhiễm COVID-19 có bệnh nền, có thai, béo phì, người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều phải được điều trị tại bệnh viện.

Trong thời gian chờ đợi được đưa đến bệnh viện, cần:

– Được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm như những người nhiễm khác.

– Theo dõi sát hơn để phát hiện tất cả những bất thường.

– Gọi cho nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe gia đình hoặc của chính quyền địa phương hoặc đường dây nóng khi có bất ky dấu hiệu bất thường nào.

– Mang theo thuốc sẵn có vào bệnh viện để tiếp tục sử dụng và thông báo với bác sỹ điều trị về bệnh nền và thuốc đang sử dụng của mình.

– Gia đình cần tích cực động viên, an ủi người nhiễm.