VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm mũi dị ứng là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis) được định nghĩa là tình trạng tổn thương niêm mạc vùng mũi, viêm, sưng tấy do nhiều tác nhân khác nhau trong và ngoài cơ thể gây ra. Allergy có nghĩa là dị ứng (theo tiếng Hy Lạp: allos nghĩa là khác lạ ) và erg (ergon) có nghĩa là khác lạ. Có thể hiểu viêm mũi dị ứng là một phản ứng khác lạ của cơ thể với một số yếu tố (gọi là kháng nguyên – antigen) dẫn đến những phản ứng quá mẫn (hypersensitivity reactions) cho cơ thể người.

Viêm mũi dị ứng xảy ra ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có khoảng 8% người trưởng thành mắc phải căn bệnh này. Độ tuổi phổ biến mắc bệnh cũng khá rộng, dao động từ 21 – 45 tuổi. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi và trẻ em nhưng với tỉ lệ thấp hơn.

Những dạng viêm mũi dị ứng

Có hai dạng viêm mũi dị ứng phổ biến là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Mỗi dạng có thời gian diễn tiến riêng biệt.

Viêm mũi dị ứng theo mùa

Người mắc bệnh theo mùa thường có các triệu chứng quá mẫn khi có tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng theo từng mùa. Thường gặp nhất là gió mùa, mang theo không khí lạnh; một số phấn hoa dễ gây dị ứng; các loại cây cỏ mọc vào những mùa nhất định,… Nhìn chung dị ứng theo mùa thường chỉ xuất hiện ở bệnh nhân vào một số thời điểm nhất định trong năm do một số tác nhân xuất hiện theo mùa. Các dấu hiệu viêm mũi dị ứng sẽ biến mất khi các tác nhân dị ứng kết thúc mùa của mình.

Viêm mũi dị ứng quanh năm

Tình trạng này thường thường gặp ở người dị ứng với các tác nhân xuất hiện thường xuyên quanh môi trường sống như các loại lông vật nuôi, các loại hoá chất, các loại bụi bẩn, khói thuốc lá,… Những yếu tố này rất phổ biến và xuất hiện thường xuyên chung quanh môi trường sống nên rất khó tránh khỏi. Do tiếp xúc với các tác nhân này trong thời gian dài nên hầu như thời điểm nào trong năm người bệnh cũng có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh.

Viêm mũi dị ứng thường do nhiều yếu tố trong môi trường sống gây ra
Viêm mũi dị ứng thường do nhiều yếu tố trong môi trường sống gây ra

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là những nguyên nhân trong môi trường sống, không khí các yếu tố gây dị ứng, thời tiết, một số yếu tố bên trong cơ địa mỗi người. Cụ thể như

Thời tiết

Thời tiết được xem là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra viêm mũi cũng như nhiều bệnh hô hấp khác. Đặc biệt, trong những giai đoạn giao mùa, chúng ta dễ mắc phải các các bệnh lý đường hô hấp so với những thời điểm khác trong năm. Thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm được xem là nguyên nhân khiến cho niêm mạc, các tế bào xoang, khoang mũi bị viêm, sưng, dẫn đến các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Đồng thời, ảnh hưởng về nhiệt độ, nóng lạnh, mưa nắng thất thường cũng là yếu tố gây suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên, khiến nhiều bệnh lý dễ xâm nhập vào cơ thể. Sự gia của các loại vi khuẩn, nấm mốc trong những thời điểm giao mùa cũng là điều kiện thuận lợi để các bệnh hô hấp gia tăng.

Thời tiết vào mùa lạnh, mùa mưa dễ gây ra viêm mũi dị ứng và các bệnh hô hấp
Thời tiết vào mùa lạnh, mùa mưa dễ gây ra viêm mũi dị ứng và các bệnh hô hấp

Các yếu tố dị ứng

Những yếu tố dị ứng trong không khí dễ gây ra bệnh do chúng hiện diện rất nhiều trong môi trường sống, tiếp xúc thường xuyên với chúng ta. Yếu tố dị ứng xung quanh ta rất đa dạng như khói bụi, chất thải công nghiệp, khói thuốc lá, các loại bọ ve, phấn hoa, bào tử, vi nấm, lông vật nuôi, một số loại côn trùng,…

Có thể tìm thấy các yếu tố dị ứng này ở khắp nơi xung quanh môi trường sống của bạn. Đặc biệt với những người không chú ý vệ sinh nơi ở và môi trường sống thì sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố dị ứng khác nhau, rất dễ bị viêm mũi dị ứng và các bệnh hô hấp khác.

Ngoài ra, một số yếu tố dị ứng không tồn tại trong môi trường sống xung quanh nhưng được chúng ta vô tình đưa vào cơ thể thông qua các loại thức ăn, một số loại thuốc uống, thuốc điều trị, kháng sinh,… Mặc dù có tỉ lệ dị ứng kích ứng tương đối thấp nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể thúc đẩy gây ra bệnh viêm mũi.

 

Một số yếu tố bên trong

Bên cạnh các yếu tố thời tiết, tác nhân dị ứng từ bên ngoài, các yếu tố bên trong cơ thể như cơ địa của mỗi người, những yếu tố dị ứng di truyền, các bệnh lý ảnh hưởng đến miễn dịch, những dị tật bẩm sinh, nhất là ở vùng mũi,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thống kê cho thấy khoảng 60% những trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các vấn đề về dị ứng dễ mắc các bệnh về hô hấp, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch so với những đối tượng khác. Người có tiền sử mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch cũng khiến cho hệ hô hấp dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, vi khuẩn.

Những trường hợp bị dị tật đường mũi như hẹp vách ngăn, có polyp, một số biến dạng cấu trúc,… cũng có thể dẫn đến viêm mũi do quá trình dẫn lưu các dịch tiết, nước mũi,… kém đi, làm ứ đọng, tích tụ các vi khuẩn. Từ đó dễ gây ra viêm mũi dị ứng, các bệnh tai mũi họng.

Người bị polyp mũi, hẹp vách ngăn mũi dễ bị bệnh
Người bị polyp mũi, hẹp vách ngăn mũi dễ bị bệnh

Biểu hiện viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có nhiều biểu hiện dễ nhầm lẫn với cảm cúm và một số bệnh hô hấp khác. Thông thường, người mắc bệnh thường khởi phát các triệu chứng sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị ứng trong không khí, sau một đợt nhiễm lạnh (tiếp xúc với gió lạnh, mưa,…). Những biểu hiện viêm mũi dị ứng thường gặp ở bệnh nhân gồm có:

Ngứa mũi

Là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh. Ngứa mũi thường xảy ra khi bắt đầu có dấu hiệu viêm mũi, các niêm mạc mũi có sự xâm nhập của các vi khuẩn, các yếu tố kích ứng, dị ứng. Lúc này cơ thể sẽ có phản ứng ngứa mũi (thường xảy ra kèm với hắt hơi) để cảnh báo sự xâm nhập của vi khuẩn ở khu vực tai mũi họng.

Viêm mũi dị ứng thường gây ngứa mũi
Viêm mũi dị ứng thường gây ngứa mũi

Hắt hơi

Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi có các vấn đề về hô hấp nhằm đẩy các tác nhân kích ứng vùng mũi họng và các vi khuẩn ra khỏi khoang mũi.  Hắt hơi thường là một tràng liên tục, kéo dài nhiều phút và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Trong suốt đợt viêm mũi, hắt hơi có thể xuất hiện lặp đi lặp lại. Triệu chứng hắt hơi tương đối giống các dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường, do đó nhiều bệnh nhân nhầm lẫn khi có dấu hiệu hắt hơi.

Dấu hiệu hắt hơi do viêm mũi dị ứng
Dấu hiệu hắt hơi do viêm mũi dị ứng

Chảy nước mũi

Chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng thường xuất hiện sau hoặc cùng lúc với dấu hiệu hắt hơi. Biểu hiện chảy nước mũi cũng khá giống nhiều bệnh hô hấp, tai mũi họng khác. Tuy nhiên, bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường chảy nước mũi cả hai bên, nước mũi thường trong suốt, không có mùi bất thường như một số bệnh lý khác.

Chảy nước mũi là một triệu chứng của bệnh
Chảy nước mũi là một triệu chứng của bệnh

Tắc ngạt mũi

Biểu hiện tắc ngạt mũi thường xảy ra một thời gian sau quá trình chảy nước mũi. Khi nước mũi chảy quá nhiều sẽ gây ra ngạt mũi cũng như dẫn đến phù nề niêm mạc mũi gây ra ngạt mũi. Tình trạng ngạt mũi có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mũi. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến khó thở, ngạt thở, khiến người bệnh phải thở bằng miệng.

Đau đầu, mệt mỏi

Người bệnh có thể bị khó thở do tắc ngạt mũi. Điều này khiến cho quá trình lưu thông không khí vào hệ hô hấp và lưu thông lên não ít nhiều bị ảnh hưởng. Từ đó sẽ dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và cuộc sống. Trong một số trường hợp cơn đau do viêm mũi dị ứng còn có thể ảnh hưởng đến các xoang vùng mặt, gây ra những cơn đau xoang.

Bệnh có thể gây đau đầu âm ỉ, khó chịu
Bệnh có thể gây đau đầu âm ỉ, khó chịu

Biến chứng của bệnh

Bên cạnh những trường hợp đơn thuần, viêm mũi dị ứng còn có thể kết hợp với nhiều bệnh tai mũi họng khác khiến cho tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân có những diễn tiến rất khác nhau. Một số bệnh nhân có thể bị các chất nhớt của quá trình viêm mũi làm tắc những khoảng trống trong xoang mũi dẫn đến viêm xoang dị ứng (sinusitis).

Nếu các dịch nhớt làm nghẹt các khoảng trống nối với tai giữa (middle ear), màng nhỉ (tympanic membrane), tai trong sẽ khiến cho không khí lưu thông giữa những khu vực này bị nghẹt, giảm áp suất không khí, gây lùng bùng và dẫn đến viêm tai giữa.

Ngoài ra, viêm mũi còn có thể dẫn đến những biến chứng như ứ đọng nước trong tai, suyễn (asthma), ngứa họng (itchy throat), viêm kết mạc mắt do dị ứng (allergic conjunctivitis) nếu như bệnh nhân không được can thiệp về y tế.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Có nhiều kỹ thuật y tế có thể giúp chẩn đoán viêm mũi dị ứng. Thông thường, các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn trước về các dấu hiệu, triệu chứng mà bạn đang gặp để xác định một số tác nhân dị ứng mà có thể bạn đang gặp, đồng thời xác định được dạng viêm mũi dị ứng của bạn là theo mùa hay quanh năm, tiến triển của bệnh đang ở mức độ nào.

Xét nghiệm da có thể được thực hiện với một số chất bôi lên da. Các chất này sẽ tạo ra một số phản ứng và xuất hiện đốm đỏ nhỏ trên da của bạn. Qua đó bác sĩ biết được bạn đang bị viêm mũi dị ứng do những yếu tố nào tác động.

Xét nghiệm máu hay còn gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (Radioallergosorbent test – RAST) cũng có thể được áp dụng để biết được lượng kháng thể miễn dịch Ig E để xác định dạng dị ứng cụ thể và mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng trong cơ thể bạn.

Một số trường hợp bệnh là do biến chứng lan rộng ra các các xoang, tai giữa, hốc mắt,… thì có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để có chẩn đoán chính xác mức độ lan rộng của bệnh.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng

Trong khi các quốc gia tại Châu Âu, Châu Mỹ nghiên cứu điều trị bằng các chế phẩm hoá sinh (thường gọi là thuốc Tây) thì nhiều quốc gia ở Châu Á thiên về hướng điều trị truyền thống, kinh nghiệm dân gian và một số phương pháp điều trị bằng các thảo dược, vị thuốc Đông Y. Mỗi hướng điều trị này đều có những đặc điểm riêng khi tiến hành thực hiện.

1. Cách chữa bệnh bằng thuốc Tây Y

Điều trị theo các phương pháp Tây Y thường dùng nhiều loại thuốc với những hoạt tính ngăn chặn và đẩy lùi triệu chứng. Thông thường các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở các nước phương Tây gồm loại dùng uống và loại dùng xịt, nhỏ mũi. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng gồm có:

Nhóm thuốc Decongestants: Là nhóm thuốc giúp thông mũi, giảm bớt áp lực lên tai, mũi, xoang,… Những loại thuốc trong nhóm này thường chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, không quá 3 ngày. Nhóm thuốc này thường chống chỉ định cho người có tiền sử bệnh tim, huyết áp, đột quỵ, các vấn đề về bàng quang, tiết niệu.

Nhóm thuốc kháng Histamin: Đây là nhóm thuốc giúp cắt cơn dị ứng ở những bệnh nhân dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần chú ý tuân thủ những chỉ định của bác sĩ điều trị, không sử dụng tuỳ tiện và lạm dụng thuốc.

Thuốc kháng Histamine dạng uống
Thuốc kháng Histamine dạng uống

Nhóm thuốc xịt, nhỏ mũi: Các thuốc này thường có thành phần chính là corticosteroid với tác dụng chống viêm và đáp ứng miễn dịch. Tác dụng chính của các thuốc xịt là giảm các triệu chứng ngứa ngáy, chảy mũi, tắc mũi,… Một số loại thuốc thuộc nhóm này không kê toa tuy nhiên không nên tùy ý sử dụng thuốc xịt, nhỏ mũi bừa bãi vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và nhờn thuốc. Các nhóm thuốc này thường được bác sĩ chỉ định sử dụng ngắn hạn để làm giảm triệu chứng, kết hợp với việc theo dõi diễn tiến của bệnh, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.

Thuốc chữa dạng xịt, nhỏ mũi
Thuốc chữa dạng xịt, nhỏ mũi

Tiêm thuốc chống dị ứng: Các thuốc chống dị ứng dạng tiêm thường ít khi được chỉ định sử dụng. Thông thường, dùng các thuốc tiêm chống dị ứng thường chỉ áp dụng cho những trường hợp nặng, cần áp dụng các biện pháp kiểm soát triệu chứng thì mới sử dụng các thuốc tiêm. Phương pháp này còn gọi là liệu pháp miễn dịch và thường rất cẩn trọng khi áp dụng.

Áp dụng liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT): Tương tự như các thuốc tiêm chống dị ứng, phương pháp này cũng ít được áp dụng. Liệu pháp miễn dịch đặt dưới lưỡi được chỉ định trong những trường hợp cần kiểm soát các triệu chứng kích ứng dị ứng. Thuốc được đặt dưới lưỡi với một lượng và thời gian phù hợp để cải thiện các triệu chứng. Một số bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ như đau rát họng, ngứa miệng hoặc tai khi dùng các thuốc đặt này. Tuy nhiên tỷ lệ tác dụng phụ cũng khá thấp.

  • Lưu ý: Khi sử dụng thuốc tây y, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng bởi điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhờn thuốc, kháng thuốc. Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thuốc Tây y trong thời gian dài có thể gây hại cho gan, thận, dạ dày.

    2. Trị bệnh tại nhà bằng dân gian

    Chữa bệnh theo dân gian thường phổ biến ở một số nước châu Á. Những phương pháp này thường áp dụng các loại cây cỏ quen thuộc, phổ biến trong cuộc sống, có một số dược tính nhất định để giúp làm giảm các triệu chứng bệnh sinh. Hiệu quả của các phương pháp này thường ở mức tương đối, thường do kinh nghiệm lâu đời trong dân gian truyền lại cho các thế hệ sau.

    Chữa bệnh bằng tỏi: Theo dân gian, tỏi có những tác dụng cải thiện viêm nhiễm, giúp sát khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng tỏi giã nát ngâm với mật ong. Sau dó, dùng bông gòn để thấm dung dịch đặc vào mũi, thực hiện 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng, làm giảm tình trạng chảy mũi, nghẹt mũi.

    Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

    Điều trị bằng cây ngũ sắc: Cây ngũ sắc là một loại cây quen thuộc được nhiều người sử dụng từ lâu để cải thiện một số vấn đề viêm sưng, làm sạch gàu. Người bệnh sử dụng hoa ngũ sắc kết hợp với lá khế, lá bạc hà nghiền nát rồi gói các nguyên liệu đã nghiền vào gạc và nút vào lỗ mũi ở từng bên. Mỗi bên thực hiện khoảng 15 phút để cải thiện tình trạng bệnh.

    Chữa bệnh bằng hoa ngũ sắc
    Chữa bệnh bằng hoa ngũ sắc

    Dùng ké đầu ngựa chữa bệnh: Ké đầu ngựa từ lâu được sử dụng để chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, giảm ho, hưng phấn hô hấp và chống dị ứng, ức chế miễn dịch,… Người bệnh sử dụng ké đầu ngựa khô đem tán thành bột mịn, rồi hoà bột này với nước uống mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần hoà khoảng 3g. Dùng trong 2 tuần thì nghỉ vài hôm, nếu chưa khỏi thì tiếp tục.

    Dùng ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng
    Dùng ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

    Dùng bèo cái: Bèo cái giúp ra mồ hôi giải cảm, giải ngứa, giảm dị ứng. Ngời bệnh rửa sạch bèo, giã nát rồi lọc bỏ phần bã. Phần nước sau khi giã và lọc pha loãng với nước uống để làm loãng dịch mũi, thông mũi và giảm chảy mũi nghẹt mũi.

    Chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian với bèo cái tươi
    Chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian với bèo cái tươi

    Nhìn chung, các phương pháp chữa bệnh theo dân gian có một số ưu nhược điểm nhất định. Ưu điểm nổi trội của các phương pháp dân gian là đơn giản, dễ thực hiện với các nguyên liệu dễ kiếm, quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Áp dụng những phương pháp này cũng khá an toàn vì là các cây cỏ tự nhiên, hầu như không có tác dụng phụ.

    Tuy nhiên các phương pháp dân gian hầu hết chỉ hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Đối với bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày, bệnh mãn tính, hay tái đi tái lại thì hầu như không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp. Những trường hợp này cần áp dụng các biện pháp chuyên biệt hơn. Một nhược điểm nữa là thời gian tác dụng của các phương pháp dân gian tương đối lâu, khoảng từ 10 ngày đến 20 ngày.

    3. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y

    Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y là một trong những giải pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Bởi thuốc được bào chế từ thảo dược có trong tự nhiên lành tính, an toàn cho sức khỏe và đặc biệt giúp đào sâu vào căn nguyên, bồi bổ cơ thể, từ đó loại bỏ triệu chứng và ngăn bệnh tái phát hiệu quả.

    Các loại thuốcđông y Tiêu biểu như: Hoàng kỳ, Tế tân, Tang ký sinh, Đương quy, Ngũ vị tử, Thục địa,… có khả năng tăng cường chức năng thanh thảo độc tố của gan và thận; bổ khí bổ huyết cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch, hạn chế hình thành phản ứng quá mẫn dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng.

    Chúng sở hữu nhiều thành phần hóa học ấn tượng: saponin, flanovoid, acaloid, tanin, curamin,…. Những hoạt chất này có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm tự nhiên, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Nhờ đó, các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nhiều dịch do dị ứng mũi được loại trừ một cách tự nhiên. Trong khi đó, gốc của bệnh là vấn đề miễn dịch yếu kém, cơ địa dị ứng vẫn được giải quyết hiệu quả.

    Thông thường, người bệnh chỉ mất khoảng 2 – 5 tuần để giải quyết hoàn toàn các triệu chứng bệnh khó chịu, bao gồm nghẹt tắc mũi, dị ứng, ngứa mũi, hắt hơi, đau nhức đầu, sưng mắt… Để loại bỏ bệnh bền vững, không tái phát, người bệnh cần điều trị theo đúng phác đồ kéo dài từ 2 – 4 tháng tùy thuộc mức độ mắc bệnh nặng/nhẹ của mỗi người.

    CÔNG TY TNHH NA MEDICAL.

    Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ sau:

    1.Bác sĩ gia đình

     

    1. Điều dưỡng tại nhà
    2. Khám sức khỏe doanh nghiệp
    3. Chăm sóc giảm nhẹ
    4. Nhân sự y tế trực dự án, sự kiện, trường học
    5. Hỗ trợ Vật lý trị liệu vận động theo giờ
    6. Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
    7. Dịch vụ chuyển viện
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Liên hệ với chúng tôi – Contact us Công ty TNHH NA MEDICAL

    Hotline: 0972744224

    Email: na.medicalhcm@gmail.com

    Website: namedicalhcm.com